Logo
Bovet Fleurier SA là một hãng đồng hồ cao cấp Thụy Sĩ được thành lập vào ngày 1/5/1822 tại London, Vương quốc Anh, bởi Edouard Bovet. Hãng đã nổi tiếng từ lâu thông qua việc sản xuất đồng hồ bỏ túi cho thị trường Trung Quốc trong thế kỷ 19. Ngày nay, hãng sản xuất những chiếc đồng hồ nghệ thuật cao cấp, có giá từ 18.000 cho đến 2.5 triệu đô la Mỹ, với phong cách phản ánh lịch sử của mình. Thương hiệu này cũng được biết đến với những chiếc mặt đồng hồ cao cấp (như mẫu Fleurier Miniature Painting), kỹ năng chạm khắc cũng như thiết kế seven-day tourbillon của mình. Những chiếc Bovet đầu tiên cũng nằm trong số những chiếc đồng hồ làm nổi bật lên vẻ đẹp của các bộ phận chuyển động với thiết kế lộ máy và các bộ phận chuyển động được trang hoàng lộng lẫy. Đồng thời, chúng cũng là những chiếc đồng hồ đầu tiên có kim chỉ thứ hai. Công ty vốn có truyền thống tuyển dụng nhân công là những nghệ nhân đồng hồ nữ, điều vốn rất hiếm xảy ra đối với các công ty làm đồng hồ truyền thống tại châu Âu. Hiện tại, Pascal Raffy là chủ sở hữu đương nhiệm của công ty.
Lịch sử
Fleurier, quê hương của Bovet
Chế tác đồng hồ lần đầu tiên du nhập tới Fleurier nhờ Daniel Jean Jacques Henri Vaucher, một học trò của Daniel Jaenrichard vào năm 1730. Tại thời điểm đó, vùng lãnh thổ này vẫn nổi tiếng với ngành luyện kim, kết quả của việc tìm ra các mỏ sắt ở đây vào thế kỷ thứ 15. Ngành công nghiệp chế tác đồng hồ du nhập đến vùng này vào khoảng cuối thế kỷ thứ 18, nhưng do việc bán chịu cho các thị trường quốc tế, giá thành cần giảm xuống, và do sự bất ổn kinh tế đến từ cuộc chiến của Napoleon, ngành công nghiệp đồng hồ tại vùng này đã bị thiệt hại nặng nề. Đến giữa thế kỷ 19, thương hiệu đồng hồ Fleurier gần như độc quyền cho thị trường Trung Quốc, nơi cũng đồng thời làm nên tên tuổi của những chiếc đồng hồ Bovet.
Nhà sáng lập
Edouard Bovet (1797-1849) là con trai của nghệ nhân chế tác đồng hồ Jean Frederic Bovet. Ông học việc cùng cha mình tại Fleurier, nhưng tới năm 1814, vì những lý do chính trị, ông buộc phải rời bỏ quê nhà cùng hai người anh em là Alphonse và Frederic để tới London tiếp tục học làm đồng hồ. Sau một vài năm học việc tại hãng Messrs, Ilbury & Magniac, năm 1818, Magniac gửi Bovet tới Canton, Trung Quốc. Lúc này, ông đã bán được bốn chiếc đồng hồ với trị giá tương đương 1 triệu đô la Mỹ tại thời điểm hiện hành.
Thương hiệu Bovet nguyên gốc được sáng lập ra tại London vào năm 1822 bởi Edouard Bovet, với mục đích sản xuất đồng hồ độc quyền cho thị trường Trung Quốc. Vài nhà sử học tin rằng việc lập ra công ty tại London là bởi tại đó người ta có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa tới Trung Quốc nhờ vào đường vận chuyển hàng hải của công ty Tây Ấn. Anh trai của Edouard, Alphonse và Frederic ở lại London để lo việc vận chuyển, một người anh em khác, Charles-Henri, quản lý việc sản xuất tại Fleurier trong khi Edouard phát triển thị trường tại Canton.
Bovet không phải là thương hiệu đầu tiên cũng như không phải thương hiệu cuối cùng nhắm đến thị trường Trung Quốc. Họ chia sẻ miếng bánh này cùng với Ilbury, Jaques Ullmann và Vacheron Constatin và những thương hiệu khác nữa. Khi còn theo học việc cùng Ilbery tại London, người mà Bovet vay mượn vài ý tưởng thiết kế, ông đã phát hiện ra tiềm năng của thị trường Trung Quốc. Từ năm 1820 trở về trước, Vacheron Constatin thống lĩnh thị trường hoàng tộc phía Bắc Trung quốc, trong khi Bovet cầm đầu thị trường bình dân hơn ở phía nam. Thị trường đồng hồ Trung Quốc tỏ ra khá lỗi thời, đến thế kỷ thứ 19, chất lượng của những chiếc đồng hồ này đã xuống cấp đến mức những chiếc đồng hồ châu Âu nhanh chóng xâm chiếm thị trường.
Mặc dù có cái giá rất cao, nhưng những chiếc đồng hồ Bovet vẫn có tính đại chúng, và điều này đồng nghĩa với việc thương hiệu này đã bắt tay với các hãng sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ khác như Guinand, để giúp họ thỏa mãn nhu cầu của mình. Tuy Juvet Fleurier cũng bán đồng hồ tại Trung Quốc, tuy nhiên cũng không hiếm khi người ta thấy những chiếc đồng hồ Bovet sử dụng bộ phận máy Juvet. Vào năm 1830, Bovet đặt thêm một cơ sở sản xuất tại Canton, nhưng bởi các lệnh cấm đến từ cuộc chiến Nha Phiến, họ buộc phải đóng cửa cơ sở này và mở ra một cơ sở khác nhỏ hơn tại Macau. Cũng vào thời điểm này, công ty chọn một cái tên khác, một cái tên Trung Quốc để tiếp cận và quảng bá tốt hơn đến tầng lớp trung lưu. Tên tiếng Trung của Bovet, “Bo Wei”, trở thành thương hiệu đồng hồ phổ biến ở Trung Quốc trong nhiều năm.
Thị trường đồng hồ Trung Quốc sụp đổ vào khoảng năm 1855 bởi sự cạnh tranh đến từ Pháp và Hoa Kỳ, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt chiếc đồng hồ nhái Trung Quốc. Đến năm 1864, những rắc rối do cuộc chiến Nha phiến gây ra khiến gia đình Bovet bán đi phần sở hữu của mình tại công ty. Họ đã bán thương hiệu này cho các nhân viên quản lý của mình tại Fleurier, Jules Jequier và Ernest Bobillier.
Bước vào thế kỷ 20: Vượt khỏi Trung Quốc
Sau khi đóng cửa thị trường tại Trung Quốc, Bovet tiếp tục sản xuất đồng hồ bỏ túi với giá rẻ đi rất nhiều, và thường đóng vai trò như là cơ sở sản xuất hợp đồng cho các công ty đồng hồ khác. Hãng Landry Freses mua lại Bovet vào năm 1888, nhưng không đầu tư vào đây. Đến năm 1901, thương hiệu Bovet được bán trong phiên đấu giá ở Paris cho Cesar và Charles Leuba, hai người con trai của Ami Leuba. Jacques Ullmann and Co., một thương hiệu đồng hồ khác nổi danh ở Trung Quốc đã mua lại Bovet vào năm 1918. Sau khi Jacques Ullmann nghỉ hưu vào năm 1932, cái tên Bovet được thừa hưởng bởi Albert và Jean Bovet, những người thợ làm đồng hồ lừng danh đã tạo ra nhiều thiết kế cho mẫu Chronograph, ví dụ như thiết kế mono pattrapante có khả năng dừng kim thứ hai lại 1 khoảng ghi, trong khi bộ phận máy vẫn tiếp tục chạy. Đến năm 1948, Favre Leuba mua lại thương hiệu và các cơ sở sản xuất từ anh em nhà Bovet.
Một số đồng hồ tiêu biểu của Bovet
Chiếc Bovet Complications 7-Day Tourbillon Orbis Mund
Bovet Complications 7-Day Tourbillon Orbis Mundi: Phiên bản 7-Day Tourbillon Orbis Mundi này được Bovet sản xuất đúng 39 chiếc trên toàn thế giới. 7-Day Tourbillon Orbis Mundi sở hữu bộ chuyển động tự động Fleurier Caliber 13BA05 one-minute tourbillon complication với bộ tổng hợp giờ đồng bộ GMT của 24 thành phố và dự trữ năng lượng cho 1 tuần lễ (khoảng 168 giờ). Vỏ đồng hồ làm bằng vàng hồng 18K, đường kính đồng hồ 46mm, dày 17.44mm, mặt đồng hồ pha lê, mặt sau chịu nước ở độ sâu 30m. Giá của một chiếc 7-Day Tourbillon Orbis Mundi vào khoảng 105 ngàn đô la Mĩ.
Chiếc DIMIER Recital 3 Orbis Mundi
DIMIER Recital 3 Orbis Mundi: Model này được Bovet sản xuất đúng 50 chiếc trên toàn thế giới. Bộ chuyển động của đồng hồ là loại tự động Caliber 13BA05 Tourbillon. Nền hoa văn chìm hoa sen trên mặt đồng hồ làm tăng vẻ mềm mại. DIMIER Recital 3 Orbis Mundi cũng được dự trữ năng lượng trong 1 tuần. Vỏ đồng hồ bằng vàng hồng 19K, đường kính mặt đồng hồ 48mm và dầy 17.47mm. Giá của DIMIER Recital 3 Orbis Mundi vào khoảng 115 ngàn đô la Mĩ.
Chiếc Chateau de Motiers
Chateau de Motiers – Bộ sưu tập gần đây nhất của Bovet. Chateau de Motiers đưa đến nhiều lựa chọn cho khách hàng. Bộ chuyển động của đồng hồ hoạt động hoàn toàn nhờ chế độ lên giây thủ công, mỗi model của bộ sưu tập đều được thiết kế hiển thị giờ, phút, giây và ngày tháng theo lối cổ điển nhưng không kém phần lịch lãm thời trang. Người dùng có thể chọn lựa giữa các model vàng hồng, vàng trắng 18K hoặc thép không gỉ. Mặt sau đồng hồ được khắc hoa văn fleurisane.
~coppy~
No comments:
Post a Comment